08/07/2022 07:07

3 lưu ý quan trọng trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư

Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai,dinh dưỡng tốtlà một yếu tố đặc biệt quan trọng giúp bệnh nhân vượt qua chặng đường điều trị bệnh ung thư.

Đảm bảo một tình trạng sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng phù hợp là cơ sở giúp cơ thể bệnh nhân hồi phục một cách tốt nhất sau mỗi đợt truyền hóa chất, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt điều trị tiếp theo.

Ngược lại,dinh dưỡng kém, sụt cân trong quá trình điều trị không chỉ làm bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược… mà còn làm chậm quá trình phục hồi của các cơ quan quan trọng (gan, thận, hệ tạo máu…),dẫn đến trì hoãn đợt truyền hóa chất tiếp theo, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị.

Bệnh nhân có thể ăn gì?

3 lưu ý quan trọng trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư

- Ăn tối thiểu 3-6 bữa mỗi ngày, bệnh nhân hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một chế độ ăn đa dạng với đầy đủ các loại thức ăn. Chú ý rằng mọi bữa ăn của bệnh nhân đều cần có thành phần đạm.

- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sẽ chán ăn, giảm cảm giác ngon miệng hay thay đổi vị giác, thậm chí, có những tác dụng phụ của hóa chất sẽ làm việc ăn uống trở nên thật khó khăn (viêm loét miệng, họng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy…). Khi đó, hãy ăn ngay khi bệnh nhân có thể, đều đặn mỗi ngày, lựa chọn những thức ăn bệnh nhân cảm thấy phù hợp với khẩu vị mới của mình.

- Một khẩu phần ăn cân đối nên bao gồm đa dạng các loại thức ăn, trong đó, thành phần chủ yếu (tối thiểu 2/3) là từ các loại thực vật (rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc…), 1/3 còn lại là các thức ăn từ động vật (các loại thịt, trứng, phomat, sữa chua…).

Những thức ăn bệnh nhân có thể lựa chọn

- Thức ăn giàu đạm (protein):Các loại đạm thực vật như đậu xanh, đậu đũa, đậu nành cũng như các loại thịt nạc (gà, cá, hải sản, trứng, bò, lợn…).- Trái cây và rau xanh:Bệnh nhân có thể sử dụng tất cả các loại rau, trái cây sẵn có. Hạn chế những loại quả ngọt có nhiều đường (đu đủ, nho, cam…) và các loại rau cải, hành tây nếu bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc đầy hơi sau ăn.

-Các loại sữavà chế phẩm từ sữa(sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua…) ít chất béo.

- Các thức ăn từngũ cốcnguyên hạt, thực vật giàu tinh bột:gạo lứt, bột mì, lúa mạch, khoai lang, khoai tây, đậu Hà Lan, bí ngô, bánh mì, phở, bún, miến, bánh đa…

-Chất béo có lợicho bệnh nhân:dầu oliu, bơ thực vật, quả bơ, đậu phộng. Hạn chế các loại mỡ động vật (thịt mỡ, nước luộc thịt, hầm xương, nội tạng động vật như tim, gan, lòng…).

Tin cùng chuyên mục