03/10/2016 09:45

Bất ngờ: Thể thao VN vượt Trung Quốc + Nhật Bản + Thái Lan Thể thao Việt Nam

Thể thao Việt Nam

Thể thao Việt Nam thi đấu thành công ở ABG 5

Đây là một thành tích tốt của đoàn thể thao Việt Nam với nhiều nội dung thi đấu ấn tượng. Đội tuyển Muay Việt Nam đặt chỉ tiêu 2 HCV, nhưng đến ngày thi đấu thứ 2 đã giành đến 4 HCV, 4 HCB và 6 HCĐ (trong đó có 1 tấm HCV của võ sỹ Nguyễn Trần Duy Nhất).

Ở môn pencak silat, các VĐV Việt Nam cũng tạo nên cơm mưa tới 6 tấm HCV trong tổng cộng 12 trận chung kết. Đáng chú ý đội tuyển đá cầu Việt Nam hoàn toàn thống trị cả 7 nội dung, liên tục vượt qua các đối thủ Trung Quốc, Thái Lan để giành tất cả các tấm HCV.

Cùng với rất nhiều tấm HCV khác như tại môn điền kinh (6 HCV dẫn đầu so với các đoàn khác), đoàn thể thao Việt Nam đã khép lại kỳ Đại hội cực kỳ thành công.

Thành tích này cũng là một bước tiến đáng kể của thể thao Việt Nam sau 4 lần tham dự trước đó.

Năm 2008, lần đầu tiên Đại hội thể thao bãi biển châu Á được tổ chức ở Bali, Indonesia, đoàn thể thao Việt Nam chỉ giành được 2 HCV. Hai năm sau ở Muscat, Oman chúng ta thậm chí ra về với 0 HCV.

Năm 2012 tại Hải Dương, Trung Quốc, đoàn Việt Nam cũng không thể giành Vàng. Phải đến gần đây, năm 2014 ở Phuket, Thái Lan, đoàn Việt Nam mới cải thiện đáng kể thành tích khi giành 8 HCV.

Với cú nhảy vọt năm 2016 trên sân nhà này, đoàn Việt Nam đã giành tổng cộng 62 HCV, 68 HCB, 70 HCĐ vươn lên đứng thứ hai trên xếp hạng các đoàn qua 5 kỳ Đại hội. Đứng đầu là Thái Lan với 130 HCV và Trung Quốc xếp thứ ba với 60 HCV.

Nhưng đừng “ảo tưởng”

Nhìn lại ABG 5, thành tích của đoàn Việt Nam hơn cả Thái Lan (32 HCV) và Trung Quốc (12 HCV) cộng lại. Một cường quốc về thể thao như Nhật Bản thậm chí giành duy nhất 1 tấm HCV.

Tuy nhiên đây không thể là thước đó về thể thao thành tích cao bởi Đại hội thể thao bãi biển châu Á vẫn còn là giải đấu non trẻ và có rất nhiều môn không nằm trong hệ thống thi đấu Olympic.

Thể thao Việt Nam

Bóng gỗ - một trong những môn thể thao "lạ" ở ABG 5

Không những vậy, đại hội thể thao bãi biển châu Á còn chứng kiến nhiều môn khá lạ lẫm với người hâm mộ Việt Nam như kurash, kabbadi – một môn tựa như trò chơi cướp cờ nhưng có luật phức tạp hơn. Thế nên cũng dễ hiểu khi nhiều đoàn thể thao chỉ xem đây như một giải đấu để giao lưu văn hóa, tăng cường tình hữu nghị…

Một yếu tố quan trọng khác để đoàn thể thao Việt Nam thành công ở ABG 5 chính là yếu tố sân nhà. Việc quen với điều kiện thời tiết, ăn ở, không phải di chuyển… đã góp phần mang lại lợi thế cho các VĐV Việt Nam. Đây cũng là điều bình thường với tất cả các đoàn chủ nhà ở bất kỳ giải đấu nào.

Không đâu xa, tại Olympic Rio mới đây, đoàn thể thao Việt Nam xếp hạng 57 chung cuộc với 1 HCV, 1 HCB còn Trung Quốc dù trải qua một giải đấu thất vọng tại Rio vẫn đứng thứ 2 với 26 HCV, 18 HCB, 28 HCĐ.

Hay như Thái Lan đã giành được 2 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ để đứng thứ 40 trên Việt Nam 17 bậc.

Xem thêm: Tin mới nhất về sao Việt

 

Thể thao Việt Nam

Tags:

Soi Sao

Thể thao Việt Nam

Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016

Trung Quốc + Nhật Bản + Thái Lan

Tin cùng chuyên mục